Hoa Lư là kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt trong 42 năm, dưới 3 vương triều: triều Đinh 12 năm, triều Tiền Lê 29 năm và 1 năm khởi nghiệp vương triều Lý. Sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô, Hoa Lư trở thành đất cố đô. Tuy không còn là kinh đô nữa nhưng các triều đại kế tiếp vẫn hướng về Hoa Lư, vẫn cho tu bổ, xây dựng thêm nhiều công trình văn hóa – lịch sử ở nơi này. Để ngày nay, du khách về thăm quan, chiêm bái Cố đô Hoa Lư có dịp tìm hiểu sâu sắc hơn về vùng đất - một thời đã là đế đô danh tiếng, hiện còn để lại nhiều dấu tích huy hoàng.
Sử cũ chép lại, năm 968 sau khi dẹp xong loạn mười hai sứ quân thống nhất đất nước, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư “đắp thành đào hào, làm cung điện đặt triều nghi”. Đến năm 984, Lê Hoàn lại “dựng nhiều cugn điện, làm điện Bách bảo thiên tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc làm nơi coi chầu,bên Đông là điện Phong Lưu, bên Tây law điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ , bên cạnh điện Trường Xuân, lại dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc” (Toàn Thư).
Trong điều kiện lịch sử của thế kỷ X, đất nước mới giành được độc lập tự chủ sau đêm dài một ngàn năm Bắc thuộc, lại vừa trải qua mấy chục năm cát cứ liên miên, nước nhà vừa được thống nhất, chính quyền phong kiến Trung ương tập quyền còn non trẻ, nạn ngoại xâm vẫn luôn là hiểm họa thường trực của đất nước. Mầm mống cát cứ vẫn chưa được lại bỏ hoàn toàn. Vì vậy mà Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã chọn vùng đất Hoa Lư hiểm trở để định đô, cũng là để xây dựng một quân thành vô cùng kiên cố “bất khả xâm phạm” để đối phó với thù trong giặc ngoài.
Xây dựng kinh đô Hoa Lư, vua Đinh đã khéo léo lợi dụng địa thế tự nhiên hiểm trở ở đây để xây thành, đắp lũy. Thành Hoa Lư nằm trong một khoảng đất khá bằng phẳng trong dãy núi đá vôi của huyện Hoa Lư ngày nay. Dải núi đá vôi bao bọc xung quanh tạo thành một bức thành thiên nhiên vô cùng kiên cố. Một số đoạn không có núi che chắn, vua Đinh cho đắp những dãy thành đất, nối liền khe núi với nhau. Như vậy, tường thành kinh đô Hoa Lư có 2 dạng: tường thành thiên tạo là các dãy núi đá vôi bao quanh và tường thành nhân tạo là các đoạn tường đất nối liền khe núi. Chính vì thế mà kinh đô Hoa Lư xưa được mệnh danh là “kinh đô đá” một quân thành bất khả xâm phạm “lui có thế thủ, tiến có thế công”. Bên cạnh đó việc lợi dụng địa thế thiên nhiên, đã tiết kiệm được rất nhiều sức người sức của vào việc xây thành đắp lũy, mà tập trung vào phát triển kinh tế, củng cố chính quyền.
Thành Hoa Lư gồm 2 khu vực: thành Nội và thành Ngoại. Gần đây, qua phát hiện khảo cổ học, có ý kiến cho rằng còn một khu thành khác là thành Nam (nay là Khu du lịch sinh thái Tràng An).Thành Ngoại là thành ngoài dãy núi Phi Vân, trung tâm kinh đô xưa, nơi vua Đinh, vua Lê xây dựng các cung điện nguy nga, lộng lẫy. Nay chính là nơi xây dựng đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ vua Lê Đại Hành. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha, thuộc địa phận các thôn Yên Thượng, Yên Thành của xã Trường Yên ngày nay.Thành Nội là thành phía trong dãy núi Phi Vân, rộng tương đương với khu thành Ngoại, là nơi cung thất của hoàng tộc và kho tàng của quốc gia, thuộc địa phận thôn Chi Phong, xã Trường Yên ngày nay.
Hơn 1000 năm đã trôi qua, các cung điện mà vua Đinh, vua Lê cho xây dựng không còn nữa. Ngày nay ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư còn một số địa danh và dấu vết của các tường thành cùng với hơn 30 di tích liên quan đến hai triều Đinh – Tiền Lê, đa dạng về loại hình thờ tự gồm: đền, miếu, phủ, chùa. Một số công trình nổi tiếng như: chùa Nhất Trụ - một ngôi chùa nổi tiếng còn lưu giữ cột kinh Phật bằng đá cao 4,2m, được tạc vào năm Thiên Phúc 16 (995).
Đền thờ Thục tiết công chúa – thờ công chúa Phất Kim, công chúa triều Đinh. Phủ Kình Thiên – thờ Kình Thiên Đại Vương hoàng tử triều Lê. Động Thiên Tôn – tiền đồn của kinh đô Hoa Lư, phủ Thành Hoàng – thờ Nguyễn Bặc, bậc khai quốc công thần triều Đinh...... nhưng các công trình này, tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất là 2 ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.
Cố đô Hoa Lư không chỉ là khu di tích có giá trị cao về mặt lịch sử - văn hóa, nơi ghi dấu ấn vẻ vang của dân tộc Việt Nam, mà còn là nơi có thắng cảnh nổi tiếng với những núi non, hang động kỳ tú, sông nước hữu tình, đã tạo cho nơi đây có nét đẹp độc đáo riêng, hiếm có.Cùng với giá trị lịch sử - văn hóa của kinh đô Hoa Lư xưa và vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hiện nay di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu sinh thái Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và rừng đặc dụng Hoa Lư là 3 khu vực bảo tồn thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, đã được Chính phủ xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012. Đặc biệt ngày 23/6/2014 Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa – Thiên nhiên thế giới./.
Bài viết khác
Thương hiệu the sinh tourist có tốt khôngThương hiệu the sinh tourist có tốt không
The sinh tourist office cung cấp tour chất lượng giá rẻThe sinh tourist office cung cấp tour chất lượng giá rẻ
The sinh cafe tourist nhà tổ chức Tour chất lượng giá rẻThe sinh cafe tourist nhà tổ chức Tour chất lượng giá rẻ
Đặt tour trực tiếp tại sinh cafe travel the sinh touristĐặt tour trực tiếp tại sinh cafe travel the sinh tourist
Review the sinh tourist đơn vị uy tín nhất 2024Review the sinh tourist đơn vị uy tín nhất 2024
Review the sinh tourist công ty lữ hành uy tín giá rẻReview the sinh tourist công ty lữ hành uy tín giá rẻ
Sinh cafe travel the sinh tourist dịch vụ tốt nhấtSinh cafe travel the sinh tourist dịch vụ tốt nhất
The sinh cafe tourist uy tín chất lượng hàng đầuThe sinh cafe tourist uy tín chất lượng hàng đầu
Công ty du lịch the sinh tourist có uy tín không?Công ty du lịch the sinh tourist có uy tín không?
Thesinhtouristhanoi uy tín tour du lịch giá tốtThesinhtouristhanoi uy tín tour du lịch giá tốt
Giới thiệu công ty du lịch the sinh tourist uy tínGiới thiệu công ty du lịch the sinh tourist uy tín
Giới Thiệu - The Sinh Tourist Hà Nội Số 2 Bảo KhánhGiới Thiệu - The Sinh Tourist Hà Nội Số 2 Bảo Khánh